Cách nhận biết và xử trí khi bị quai bị

Dấu hiệu của trẻ bị quai bị
Dấu hiệu của trẻ bị quai bị

Cách nhận biết và xử trí khi bị quai bị

Người bệnh khi bị quai bị thường có các triệu chứng như sưng vùng mang tai, có thể bị sốt kèm theo đau đầu, mệt mỏi, đau cơ, nôn ói.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh quai bị hay còn gọi là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus paramyxovirus gây nên. Bệnh lây qua đường hô hấp, xảy ra quanh năm nhưng mạnh nhất và bùng phát thành dịch vào mùa đông xuân. Bệnh này thường bùng phát ở nơi có nhiều trẻ em như các trường học, cơ sở học tập và thậm chí với độ tuổi trưởng thành khoảng trên 18 cũng dễ thành dịch tại các giảng đường và đơn vị tân binh quân đội. Lứa tuổi mắc bệnh phổ biến là ở trẻ em trên 2 tuổi đến tuổi trưởng thành, nói gần chính xác thì mỗi người sẽ luôn mắc phải bệnh này trong đời, chỉ khi đến lúc già hơn thì khó mắc đó nữa. Những người đã mắc thì có miễn dịch dịch bệnh gần như hoàn toàn không tái phát cho lần sau.

Dấu hiệu của trẻ bị quai bị
Dấu hiệu của trẻ bị quai bị

Bệnh quai bị diễn biến nhanh và có nhiều biểu hiện rõ ràng ở vùng mang tai. Bệnh nhân bắt đầu cảm thấy đau vùng miệng gần mang tai, khó nhai nuốt, vùng mang tai có thể vẫn bình thường nhưng rất nhanh ngay hôm sau vùng mang tai ở hai bên cùng lúc sưng to và đau. Một số trường hợp sẽ sưng đau ở bên này rồi mới lan sang bên kia. Các triệu chứng có thể kèm theo thư đau đầu, sốt nhẹ hay sốt cao, đau cơ, buồn nôn…, thường thì có triệu chứng sốt nhẹ và kéo dài khoảng 2 ngày. Nếu không có  biến chứng thì bệnh sẽ tự khỏi dần hết sau một tuần đến 10 ngày. Trẻ em chưa tuổi dậy thì sẽ bị nhẹ hơn và ít biến chứng hơn trẻ đang tuổi dậy thì và người lớn.

Bệnh quai bị để lại nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu như không có biện pháp phòng ngừa, phải kể đến như các biến chứng làm tổn thương thần kinh, làm viêm não đến viêm màng não, giảm thị lực. điếc. Biến chứng gây ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của đứa trẻ đó là viêm tinh hoàn ở bé trai khi tinh hoàn sưng to và đau hay viêm buồng trứng ở bé gái khi cảm thấy đau và tức phần dưới bụng, những trường hợp này rất dễ bị biến chứng nặng hơn là vô sinh.

Với phụ nữ có thai khi bị mắc quai bị cũng để lại nhiều hậu quả nặng nề và đáng tiếc. Khi mắc bệnh ở thai kỳ 3 tháng đầu có thể bị sẩy thai hay sinh đứa trẻ bị dị tật, bệnh vào 3  tháng cuối kỳ thai có thể dẫn đến sinh non hay thai chết lưu. Ngoài ra các bà mẹ bầu có thể gặp phải các biến chứng như viêm cơ tim, viêm tụy, viêm tuyến giáp, viêm thần kinh mất thị lực tạm thời, xuất huyết do giảm tiểu cầu, tổn thương gan, viêm phổi

tiêm phòng quai bị cho bà bầu
tiêm phòng quai bị cho bà bầu

Bệnh do virus gây ra nên vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, phương pháp điều trị chủ yếu là bồi bổ cơ thể nâng cao sức đề kháng, theo dõi và kiểm tra phòng tránh kịp thời điều trị các biến chứng…

Với những trường hợp nhẹ không có dấu hiệu biến chứng thì có thể chăm sóc điều trị tại nhà:

– Dùng Paracetamol để giảm đau hạ sốt.

– Uống dung dịch điện giải bù nước, ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu hóa.

– Nghỉ ngơi, chườm lạnh vùng má bị sưng đau.

-Người bệnh cần phải được cách ly trong khoảng 10 ngày phòng tránh lây nhiễm cho người khác

– Khi có những biến chứng bất hay hiện tượng bất thường, hay sốt cao kéo dài cần đưa ngay tới cơ sở y tế.

Cách phòng bệnh quai bị là hạn chế tiếp xúc, không sử dụng chung đồ với người bị quai bị, nhất là những người chưa từng bị quai bị. Phụ nữ có thai nên tuyệt đối không tiếp xúc khu vực người bệnh. Trẻ em trên 12 tháng tuổi có thể tiêm được văcxin phòng bệnh quai bị. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sau khi tiêm văcxin phòng quai bị cần phải tuân thủ  hướng dẫn của các bác sĩ về thời gian chỉ định được phép mang thai sau khi tiêm văcxin.