Chế độ ăn của người cao tuổi cần lưu ý những gì?

Quy tắc vàng trong ăn uống giúp người cao tuổi khỏe mạnh

Đối với người cao tuổi cần có một chế độ ăn thật thích hợp mới đảm bảo tốt cho sức khỏe. 0 người cao tuổi trương lực dạ dày giảm, sức co bóp yếu, dịch nước bọt, dịch vị và các men tiêu hoá khác giảm cả số lượng và chất lượng… Đó là những yếu tố làm tiêu hoá hấp thu giảm. Mặt khác do hoạt động thể lực giảm, tiêu hóa năng lượng cho chuyển hoá cơ bản giảm nên nhu cầu dinh dưỡng cũng giảm theo. Vì vậy chế độ ăn của người cao tuổi cần lưu ý những điểm chính sau đây:

  1. Giảm lượng ăn vào: nếu ở người trẻ tuổi mỗi ngày cần 2500 Kcal thì khi 60 tuổi chỉ cần 80% (tức 2000 Kcal) và khi 70 tuổi chỉ cần 70% (tức 1800 Kcal) là đủ.
  2. Cần chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ để dễ tiêu hoá, đặc biệt là để các tuyến nước bọt trong miệng thúc đẩy sự phân giải tinh bột trong thức ăn, ăn nhanh không kịp xảy ra các phản ứng với nước bọt, thay đổi về hóa học, sau khi nuốt, dạ dày phải làm việc quá nặng, ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng, hơn nữa để có đủ thời gian nước bọt phát huy tác dụng trừ độc tố gây bệnh trong thức ăn. Khi ăn cần thoải mái, không tranh cãi, không trách mắng con cháu. Ong cha ta có câu “Tròi đánh cũng tránh bữa ăn” là có ý nói trong bữa ăn phải vui vẻ mới ăn ngon miệng. Khi đã mệt thì đừng ăn, vừa ra mồ hôi nhiều cũng đừng uống để tránh làm cho dung lượng máu tăng nhanh, tim phải làm việc quá sức.

Xem thêm: Những lưu ý dinh dưỡng cho người cao tuổi// Chế độ ăn hợp lý cho người cao tuổi

Không nên ăn quá no, nhất là vào buổi tối làm cho dạ dày khó chịu và tốt nhất là nên ăn xúp, ăn cháo vào buổi tối. Cháo là món ăn rất thích hợp với người già. Cháo thường nấu từ ngũ cốc. Ngũ cốc chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, các loại đường, vitamin và khoáng chất, hầm lâu nhỏ lửa, ngũ côc nát nhừ, vị ngọt thanh, vừa miệng, rất dễ tiêu hoá, hấp thụ, là một loại thức ăn lý tưởng, tiện lợi.

Quy tắc vàng trong ăn uống giúp người cao tuổi khỏe mạnh

Chúng ta có thể thay đổi nhiều loại cháo đe làm cho ngon miệng, đồng thòi cũng để chữa bệnh như:

  • Cháo lá sen để hạ huyết áp.
  • Cháo táo Tàu để trị thiếu máu, viêm gan mạn tính, suy dinh dưỡng.
  • Cháo bột ngô nấu chung với gạo tẻ. Lấy gạo tẻ nấu thành cháo, sau khi cháo sôi cho bột ngô vào nấu chung. Cháo này trị được các bệnh máu nhiễm mỡ, động mạch vành, xơ cứng động mạch, phòng trị bệnh ung thư.
  • Cháo đậu đỏ nấu chung với gạo tẻ trị được bệnh phù thũng, phong thấp, béo phì.
  • Cháo bột hạt sen nấu chung với gạo tẻ. Chủ trị thể chất suy nhược, mất ngủ, mộng mị, tiêu chảy mạn tính, tim đập mạnh và loạn nhịp, tiểu đêm nhiều lần.
  • Cháo cà rốt nấu chung với gạo tẻ. Chủ trị các bệnh kém ăn, tiêu hoá kém, da khô, cao huyết áp, tiểu đường.
  • Cháo hạt dẻ:

Nguyên liệu: hạt dẻ 100g, bột gạo 100g, đường phèn 100g, nước 1 lít. Bóc hạt dẻ bỏ vỏ lấy nhân (thịt), nghiên nhỏ, rang cho thơm, cho đường phèn vào. Bột hoặc gạo nấu cháo, cho sô” hạt dẻ đã rang thơm vào mà ăn. Có tác dụng ích khí, bổ vị, bổ thận khí, chắc răng.

  • Vịt bát bảo:

Nguyên liệu: Vịt trắng 1 con (khoảng 1.500g), bỏ lòng, rửa sạch, cho các vị sau đây vào bụng vịt: vừng đen, đào nhân, tang thậm, ngó sen, hạt khiêm thai, táo Tàu, bột ý dĩ, mỗi vị 20g, gạo nếp (liều lượng vừa phải, sao cho đầy bụng vịt), muối, rượu vang, bột ngọt. Nhét ngó sen, hạt khiếm thảo, táo Tàu, bột ý dĩ vào bụng vịt, rồi cho gạo nếp vào cho đầy bụng vịt, khâu chỗ mô lại. Đặt vịt vào bát lớn, nêm muối, bột ngọt, rượu vang và chút nước, rồi hấp cách thủy cho chín. Trước khi ăn, tháo chỉ khâu bụng vịt. Có tác dụng bô thận, kiện tì, củng cô” răng, dùng cho người thể chất suy yếu, gầy, răng lung lay.

  • Vịt hầm Trùng Thảo:

Nguyên liệu: Đông trùng hạ thảo 20g, vịt béo một con, rượu vang, hành, gừng, muối, hồ tiêu. Làm vịt xong xuôi cho vào nước sôi luộc 8-10 phút, vớt bọt. Trùng thảo rửa sạch bùn đất, vịt chặt thành 10 miếng, mỗi miếng dùng đũa nhọn xiên 3,4 lỗ nhỏ, mỗi lỗ cắm rễ Trùng thảo. Cho nước, rượu vang, hành, gừng, hồ tiêu, muối và các miếng thịt vào trong nồi, hầm chừng một giờ thì được. Có tác dụng bồi bô tinh khí, chông lão suy. Hợp với người bị dương suy, sớm già.

  • Cháo Long nhãn, hạt sen:

Nguyên liệu: Cùi Long nhãn 15-30g, hạt sen 15-30g, táo Tàu 5-10 trái, gạo nếp 30-60g, đường trắng. Hạt sen bỏ vỏ, táo Tàu bỏ hạt, cho vào gạo nếp và cùi Long nhãn mà nấu cháo. Khi ăn cho thêm ít đường. Có tác dụng bổ tâm tì, dưỡng huyết, dùng cho người trí lực suy giảm, trí nhớ sút kém, tinh thần mỏi mệt.

  • Canh măng mộc nhĩ:

Nguyên liệu: Máng tre khô lOg, mộc nhĩ trắng lOg, trứng gà, gia vị. Lấy măng rửa sạch, ngâm nước, rửa lại thật sạch. Mộc nhĩ trắng ngâm nước, rửa sạch, bỏ đế. Trứng gà đập ra đánh đều. Đun nước sôi, đô trứng gà vào, cho măng mộc nhĩ vào, đun lửa nhỏ chừng 10 phút, nêm gia vị. Có tác dụng tiêu mỡ ở bụng, dùng cho người béo phì.

  • Canh Long nhãn, trứng gà:

Nguyên liệu: Long nhãn 60g, trứng gà 1 quả, đường đỏ vừa đủ. Đổ nước sôi và đường đỏ vào Long nhãn, sau đó đập trứng gà đổ lên trên Long nhãn, đun 10-20 phút, trứng chín thì ăn được. Có tác dụng bổ tâm an thần, dùng cho người trí tuệ suy giảm, trí nhớ sút kém, phản ứng chậm chạp.

  • Đông trùng hạ thảo hấp Ba ba:

Nguyên liệu: Một con ba ba sống, Đông trùng hạ thảo 10g, táo Tàu 20g. Chặt ba ba làm bôn phần, cho vào nồi luộc sôi, vớt ra, cắt rời 4 chân, bỏ lốp mỡ ở đùi, rửa sạch. Đông trùng hạ thảo rửa sạch. Cho ba ba vào tô canh, bên trên là Trùng thảo, táo Tàu, gia vị (rượu, muối, hành, gừng, tỏi) rồi hấp cách thủy 2 giờ. Khi được thì bỏ hành, gừng đi. Ngày ăn hai lần như bữa phụ. Có tác dụng bổ âm, ích khí, bô thận dưỡng tinh. Người già ăn thường xuyên có thể tăng cường thể chất, chông lão suy, sông lâu.

Ngoài một số cháo chúng tôi vừa kể trên, chúng ta còn có thể nấu được nhiều loại cháo khác cũng vừa ăn, vừa chữa bệnh như cháo củ cải, cháo hành, cháo bột sắn dây, cháo ý dĩ, cháo ngó sen v.v… Người xưa thường khuyên người cao tuổi hằng ngày nên ăn cháo thay cơm thì người càng khỏe mạnh, tránh được mọi bệnh tật.

  1. Nên thay đổi thực đơn thường xuyên, tránh đơn điệu, các món ăn phải mềm, thái nhỏ, hầm kỹ, không nên lạnh, cứng. Nên ăn các món canh, cháo, xúp nhẹ dễ tiêu. Nên tăng các thức ăn thực vật như vừng, lạc, đậu đỗ, rau xanh và quả chín, giảm lượng thịt và thay bằng cá. Chê hiên các món ăn hấp, luộc thay thê các món rán, nướng.
  1. Nên giảm bớt lượng chất béo động vật

và thay thế bằng chất béo thực vật như dầu lạc, dầu cám, dầu đậu tương v.v… vì dầu thực vật chứa nhiều axit béo chưa no cần thiết, giúp cho việc phòng chông và ngăn ngừa các bệnh về tim và xơ vữa động mạch. Tuy vậy cũng cần chú ý không nên ăn quá nhiều dầu thực vật vì có nhiều chất axit béo chưa no dễ bị oxy hoá tạo thành những chất độc hại không tốt cho cơ the. Chất đạm từ động vật cũng rất cần cho cơ thể với một tỷ lệ thích hợp, ví dụ như trứng có chứa nhiều cholesterol là chất không tốt cho bệnh tim mạch mà người già thường hay mắc phải như bệnh xơ vữa động mạch, tăng hưyết áp, nhưng ơ trứng cũng có lecithin giúp chuyển hoá cholesterol và còn có chất đạm có giá trị sinh học cao, nhiều canxi, sắt, vitamin A là những chất rất cần cho người có tuổi. Vì vậy cần dung hòa tính ưu điểm và tính hạn chế của trứng bằng một tỷ lệ thích hợp với tình trạng cụ thê của mỗi người. Không nên ăn nhiều mà cũng không nên kiêng hắn. Mỗi tuần có thê ăn hai quả trứng trong khẩu phần ăn là được.

  1. Người cao tuổi ăn nhiều đường không tốt vì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đường bột là thành phần chính trong bữa ăn của chúng ta. Nếu cơ thể không sử dụng hết sẽ được chuyên thành mỡ để dự trữ, không có lợi cho sức khỏe của người cao tuổi.
  1. Để phòng tránh bệnh loãng xương, người cao tuổi cần ăn nhiều những thức ăn giàu canxi như trứng, cá, sữa, sữa đậu nành, hoa lơ, rau dền, cá mực, tôm tép, của v.v… rất có lợi cho cơ thể người già và đồng thời cần tăng cường thể dục, vận động thân thể ở ngoài trời.

8. Người cao tuổi cần uống đủ nước hằng ngày. Cha Ông ta có câu “Già có bát canh như trẻ được manh áo”. Vì vậy người có tuổi nên có chế độ thường xuyên ăn canh, ăn xúp, ăn cháo, vừa có nhiều nước, vừa nhẹ nhàng và rất lợi cho việc tiêu hoá.

Người cao tuổi cần uống nhiều nước
  1. Người có tuổi không nên ăn nhiêu muối, chỉ nên ăn mỗi ngày từ 6 đến 8 gam muối là đủ. Nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến tăng huyết áp và gây chứng ngập máu đột quỵ ở não (cerebral apoplexy).
  2. Cơ thể người già rất nhạy cảm, vì vậy càng không nên ăn thưc phâm đã bi thôi rữa, biên chất như cá ươn, thít ôi. Nên quan sát kỹ màu sắc và mùi vị của thực phẩm trước khi dùng. Không nên ăn nhiều các loại đồ hộp, các thức ãn chế biến sẵn vì khó kiểm tra được chất lượng. Nếu không cẩn thận ăn vào rất dễ bị ngộ độc.

Trong dinh dưỡng, ngoài những thực phẩm chủ yếu cung cấp cho cơ thể, cái mà ta thường gọi là ngủ vị như chua, đắng, ngọt, cay, măn, chúng không chỉ là những thức điều hoà vị quan trọng trong bữa ăn, mà còn có thế gây cảm giác ngon miệng, trợ giúp cho tiêu hoá. Ngũ vị còn có tác dụng khác cho cơ thể: Vị chua ngăn mồ hôi ra nhiều như chanh, ô mai v.v… Đắng giải độc, hạ hoả như vỏ quít, mướp đắng v.v… Ngọt bồi bổ tăng đường huyết như đường, mật ong v.v… Mặn chông táo bón, nhuận tràng như muôi, rong biến. Cay có tác dụng hành khí, hoạt huyết như ớt, gừng, hành, tỏi, hồ tiêu.

Nhưng không nên dùng nhiều quá hại sức khỏe. Ví dụ như ăn quá mặn sẽ làm cho máu bị ứ trong huyết mạch, dùng nhiều thứ có vị đắng làm cho da khô, lông tóc bị rụng, ăn cay nhiều làm cho móng tay chân cũng khô, không tốt đôi với dạ dày, ăn chua nhiều làm cho môi miệng nứt nẻ, ăn ngọt nhiều sẽ bị đau khớp, rụng tóc. Tóm lại cần giữ cho được một sự điều hoà ngũ vị thích hợp thì cũng có lợi cho sức khỏe.