Tránh thai thời đại mới

1. Miếng bọt tránh thai

Miếng bọt tránh thai có hình tròn, đường kính khoảng 5.5cm, dầy 2.5cm, một mặt lõm xuống có thể đặt trong miệng tử cung, một mặt có dây đeo để kéo ra sau khi kết thúc “chuyện ấy”. Xác suất thành công của miếng bọt tránh thai là 84%.

Miếng bọt tránh thai mặc dù có thể ngăn ngừa mang thai nhưng không thể bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng và lây truyền qua đường tình dục (STIs).

tranh-thai-11

2. Màng tránh thai

Màng tránh thai có hình vòm, nông, có vành dẻo, được làm bằng latex để đặt vào âm đạo, bao phủ cổ tử cung.

Màng tránh thai chỉ có thể dùng một lần cho mỗi lần “quan hệ”. Đặc biệt, sau khi “chuyện ấy” kết thúc, bạn tuyệt đối không được vệ sinh âm đạo ngay. Hãy để cho màng tránh thai bị bị hấp thụ và theo dịch tiết âm đạo trôi ra ngoài. Nó không thể gây nguy hại với cơ thể. Một điều đáng lưu ý nữa đó là màng tránh thai cũng không thể bảo vệ bạn khỏi bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

3. Vòng tròn tránh thai âm đạo

Vòng tránh thai âm đạo là một vòng tròn trong suốt, mỗi tháng chỉ dùng đặt một lần, để liên tiếp trong 3 tuần rồi bỏ ra, 1 tuần sau đặt lại vị trí cũ. Xác suất thành công của vòng tránh thai lên tới 92%, sau 3 tuần bỏ ra, một tuần sau lại đặt cái mới vào.

4. Thuốc tiêm tránh thai

Tiêm thuốc một lần có thể tránh thai 3 tháng. Vào ngày kinh nguyệt thứ 2 đến thứ 7, tiêm một lần với lượng 150mg (1 lọ), 3 tháng tiêm một lần. Thuốc không phòng tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.

Thuốc có tác dụng tránh thai rất cao, thuận tiện cho người không có điều kiện uống thuốc tránh thai hằng ngày, phù hợp với người mong muốn áp dụng một biện pháp tránh thai dài ngày và có hiệu quả cao.

5. Đặt vòng

Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ bằng nhựa được đặt vào tử cung. Gọi là “vòng” vì những năm trước chủ yếu có hình tròn, song nó còn nhiều loại khác hình chữ T, chữ S và hình cánh cung… Phổ biến nhất hiện nay vòng tránh thai hình chữ T và cánh cung, có quấn đồng. Đuôi vòng có hai dây nhỏ thò ra âm đạo độ 2-3cm, giúp kiểm tra vòng còn ở đúng vị trí hay không.

Vòng tránh thai có thể đặt trong tử cung tới 5 năm. Đặc biệt thích hợp với XX có lượng nguyệt kinh quá nhiều và hay bị đau bụng kinh. Xác suất thành công của nó lên tới 99%.

6. Triệt sản

Đây là phương pháp đình sản phổ biến ở XX. Triệt sản ở nữ giới sẽ được cắt và thắt ống dẫn trứng. Khi đó trứng bị chặn lại, không thể gặp tinht rung và đi đến tử cung được. Việc phẫu thuật triệt sản cho nữ giới phức tạp hơn nam giới nhưng lại không có hiệu quả cao bằng phương pháp thắt ống dẫn tinh.

7. Miếng dán tránh thai

Miếng dán tránh thai thông qua da, huyết quản thâm nhập vào máu, ức chế sự rụng trứng, từ đó đạt được hiệu quả tránh thai. Miếng dán tránh thai có thể dán ở một trong 4 vị trí là bụng, mông, cánh tay và lưng, đặc biệt không thể dán ở ngực.

Cách dùng: Sử dụng miếng dán tránh thai vào ngày đầu tiên của chu kỳ nguyệt san, để liên tiếp trong 3 tuần, tuần thứ 4 không cần sử dụng. Với biện pháp tránh thai này, người dùng cũng không cần lo lắng khi tắm hoặc bơi nó sẽ rơi ra mất. Xác suất thành công lên tới 92%.

Thế Đan